Phân biệt suit jacket, blazer & sport jacket.

04/05/2023
Tin tức

Suit jacket, blazer và sport jacket là 3 kiểu áo trong phong cách thời trang nam cổ điển (classic menswear). Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được điểm khác nhau giữa chúng.

- Đối với những người đàn ông không biết nhiều về thời trang sartorial hay classic menswear thì suit jacket, blazer, sport jacket có vẻ giống nhau. Tuy nhiên, từ cái tên ta có thể thấy chúng có sự khác biệt. Cùng VEST VIỆT  tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của 3 món đồ thú vị này.

1. Suit jacket.


Suit jacket là một phần của bộ suit (hay còn gọi là âu phục/com-lê), được may đồng bộ với quần âu. Chính vì là “một bộ” nên suit jacket và quần âu (và cả áo ghi-lê/waiscoat) bắt buộc phải được may từ cùng một loại vải, có cùng chất liệu, màu sắc và họa tiết.

Vậy chúng ta có thể mặc suit jacket với quần jeans, chinos hay các loại quần âu khác hay không? Thật sự thì bạn có thể nhưng tôi khuyên bạn không nên.

Vì sao? Nếu bạn là một người mặc suit thường xuyên thì tình trạng một trong hai item áo và quần được sử dụng nhiều hơn, dẫn đến sự khác biệt về quá trình worn (mài mòn, giảm tuổi thọ qua quá trình sử dụng, giặt tẩy, phơi dưới ánh nắng). Từ đó gây nên sự khác biệt trong màu sắc, phom dáng, độ dày… và phá hủy tính đồng bộ cảu bộ suit.

Còn nếu bạn là một người không sử dụng suit nhiều mà chỉ mặc trong vài dịp đặc biệt thì việc tách suit jacket ra để mặc sẽ không gây nên vấn đề gì nghiêm trọng cả.

 

 

Suit jacket phải đồng bộ với quần âu, từ chất liệu, màu sắc đến hoa văn
Ngoài ra, suit jacket không phải là “áo khoác”, nghĩa là không phải món đồ để mặc theo lớp như blazer và sport jacket. Việc suit jacket được khoác ngoài sơmi hoặc sơmi và ghi-lê là tùy vào quy định của bộ 2-piece suit (suit 2 mảnh) hay 3-piece suit (suit 3 mảnh).


 

Lưu ý:

– Suit jacket thường được mặc tại các sự kiện đòi hỏi phong cách thời trang trang trọng, nơi bạn cần thể hiện vị trí và đẳng cấp của mình. Tuy nhiên, nếu muốn mặc suit hàng ngày, bạn nên giảm các chi tiết cầu kỳ.

– Một bộ suit trịnh trọng thường có hoa văn sọc hoặc caro nhuyễn, nhưng đối với người mới mặc suit lần đầu, tốt nhất nên chọn các màu xanh navy, xám than, xám nhạt trơn.

– Các nút trên suit jacket ngày nay thường được làm bằng nhựa. Tuy nhiên, nút của những chiếc áo cao cấp được làm từ sừng hoặc xà cừ. Màu sắc của chúng thường là đen hoặc nâu, không quá tương phản so với màu vải áo.

– Suit jacket thường được may đứng dáng, có cấu trúc hoặc không cấu trúc (phom áo đứng do được lót đệm một lớp canvas – có 2 loại lót trong là full canvas hoặc half canvas), có một lớp vải lót (lining) bên trong may bằng vải bóng, mịn. Suit có thể được may từ nhiều chất liệu như wool, lụa, cashmere, tweed…, tuy nhiên những chất liệu này không phù hợp với khí hậu Việt Nam nên thường là cotton hoặc linen.

– Suit jacket nên được may đo vừa vặn với cơ thể. Bạn có thể chỉ mặc suit jacket với áo sơmi, nhưng một số sự kiện cao cấp có thể yêu cầu dress code là 3-piece suit (suit 3 mảnh), khi đó bạn phải mặc thêm một lớp áo ghi-lê.

– Các phụ kiện thường được mặc cùng với suit jacket: cà-vạt hoặc nơ, khăn bỏ túi (pocket square), khuy măng sét (cufflinks) và một chiếc đồng hồ cao cấp.

– Chú ý chọn ve áo phù hợp với sự kiện. Ve chữ V là ve áo cơ bản và ít trang trọng nhất. Ve xếch thể hiện quyền lực và phải đi cùng cà-vạt. Ve trơn thường xuất hiện trong bộ tuxedo, và chỉ nên kết hợp với nơ.

 

2. Áo blazer.


Áo blazer ít trang trọng hơn suit jacket (thật ra ít trang trọng là bởi vì ít bị giới hạn bởi quy tắc nên thường được may thoải mái) nhưng lại nghiêm túc hơn sport jacket. Chiếc áo khoác này là lựa chọn của Hải quân Anh vào đầu thế kỷ XIX và bắt đầu bùng nổ trên thị trường thời trang nam từ năm 1837.

Blazer thoạt trông giống với suit jacket, nhưng khác ở chỗ nó không đi theo set mà chỉ là một chiếc áo riêng biệt (đây là điểm phân biệt thứ nhất), tuỳ vào yêu cầu may đo mà áo blazer có đệm vai hay không, full canvas hay half canvas hoặc unstructed. Điểm thứ hai là màu cúc trên blazer thường mang độ tương phản lớn so với màu áo, điển hình màu vàng đồng trên nền xanh navy. Nhưng đây là quy tắc cũ, bây giờ người ta có thể chọn màu cúc tuỳ ý.

Bên cạnh đó, blazer phong cách Ý lại rộng và thoải mái, chính vì vậy chúng thường bị nhầm lẫn với sport jacket. Nhưng thường thì sport jacket nguyên bản được làm từ những chất liệu bền bỉ và chịu lạnh tốt như wool, tweed, corduroy, flannel do ý nghĩa khai sinh ban đầu; còn blazer có chất liệu thường là linen cho đến cotton, áo blazer (và suit jacket) cũng thường mỏng hơn sport jacket. Đây là chiếc áo khoác khá đa năng trong thời trang vì có thể được mặc chung với nhiều loại quần như chinos, quần âu, quần jeans…

Lưu ý:

– Hầu hết áo blazer trên thị trường có màu xanh navy hoặc xám, đen.Tất nhiên vẫn có những chiếc blazer màu xanh lá cây hay đỏ nhưng bạn nên chọn nó cho nhưng dịp thật sự phù hợp.

– Blazer phù hợp cho các sự kiện mang tính thoải mái, mặc đi làm hoặc xuống phố vào cuối tuần.

– Người ta thường mặc những trang phục có màu tương phản với màu blazer.

– Quần tây màu xám, quần chinos và quần jeans màu tối là lựa chọn rất tuyệt để kết hợp với áo blazer.

– Khác với suit jacket, blazer có đủ các loại nút áo với chất liệu và màu sắc đa dạng, kể cả nút gỗ hoặc ngọc trai.

 


3. Sport jacket


Khởi nguồn, sport jacket được thiết kế đặc biệt cho nam giới tham gia vào các hoạt động thể thao với tên gọi là “Norfolk jacket”. Những chiếc Norfolk jaket rộng và dày, thậm chí có thể khoác ngoài một bộ suit. Đặc trưng của loại áo khoác này là có một đai khóa quanh thắt lưng để nâng cao mức độ thoải mái cho những quý ông chơi môn bắn súng. Mãi cho đến năm 1920, những chiếc áo này được đơn giản hóa bằng việc loại bỏ đai khóa nhưng vẫn giữ phom dáng dài, rộng và có hai túi bên.

 

 


Lưu ý:

– Sport jacket có phom rộng hơn blazer và suit jacket để mặc thêm vài lớp lót bên trong, ví dụ như sweater, hoodie… nên thường không tôn nét cơ thể như 2 loại áo kia.

– Sport jacket thường trông gồ ghề hơn suit jacket và blazer do được may từ các loại vải dày, nặng và có kết cấu thô cứng, ví dụ như vải tweed. Chất liệu thường được sử dụng là vải flannel, tweed, vải xéc và vải thô (vải bao tải) hay đôi khi là corduroy. Texture vải thường thấy trên loại áo này là houndstooth.

– Màu sắc phổ biến gồm nâu, xanh lá cây, xám và xanh dương.

– Nếp gấp, miếng đắp ở cùi chỏ, ticket pocket (túi nắp gập) là các chi tiết thường thấy ở sport jacket – dấu vết còn lưu lại từ chức năng bảo vệ dành cho những người vận động nhiều.

– Ở Việt Nam, sport jacket ít phổ biến hơn blazer vì nó không phù hợp với nhiều sự kiện gắn liền với hoạt động của cuộc sống cũng như khí hậu.

 

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Đoàn Trúc 

 

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Phân biệt suit jacket, blazer & sport jacket.

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5 Lý Do Bạn Nên Thử May Đo Vest.

Khi nói đến việc lựa chọn trang phục cho một dịp quan trọng hay để tạo phong cách hàng ngày, việc chọn may đo Vest không chỉ mang lại sự sang trọng và lịch lãm mà còn có nhiều lợi ích khác mà bạn nên cân nhắc. Dưới đây, là 5 lý do mà bạn nên thử may đo Vest dù chỉ một lần:  

Bảng Giá Sale May Đo Cao Cấp cho Khách Hàng Tháng 04/2024

Nhằm đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu cũng như mục đích sử dụng Vest của Quý Khách Hàng do đó Vest Việt mở rộng và đẩy mạnh chương trình May Đo Cao Cấp. Vest Việt không chỉ đa dạng về chất liệu vải mà còn đảm bảo chất lượng cho bộ đồ âu phục của Quý Khách Hàng trong các dịp đặc biệt quan trọng.

Vest Việt: Thương Hiệu May Đo Vest Cưới Đẹp Tại TP Hồ Chí Minh

Trong cuộc sống hiện đại, việc chọn lựa trang phục cho ngày cưới không chỉ là vấn đề của cô dâu mà còn quan trọng không kém đối với chú rể. Bộ vest cưới không chỉ là biểu tượng của sự trang trọng mà còn là cách để chú rể thể hiện phong cách và cá tính riêng của mình. Trong số hàng trăm thương hiệu vest cưới, Vest Việt nổi bật với chất lượng và dịch vụ may đo tuyệt vời tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chất Liệu Nobility: Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Bộ Vest Tuyệt Vời

Trong thế giới thời trang nam giới, bộ vest không chỉ là biểu tượng của phong cách lịch lãm mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp. Và để tạo ra những bộ vest tuyệt vời, chất liệu chính là yếu tố không thể thiếu. Trong đó, chất liệu nobility đã từ lâu được biết đến là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những ai đang tìm kiếm sự hoàn hảo và đẳng cấp. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết, tại sao bạn nên chọn lựa dòng vải Nobility cho bộ Suit của mình.

Tại Sao Nên Lựa Chọn Vải Cotton Khi May Suit ?

Khi xây dựng một bộ suit lịch lãm và tinh tế, việc lựa chọn vải chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thoải mái và phong cách của trang phục. Trong danh mục vải phổ biến, cotton nổi lên như một lựa chọn ưu tiên với nhiều ưu điểm đặc biệt. Vải cotton được ưa chuộng không chỉ bởi tính mềm mại và thoáng khí mà còn bởi sự linh hoạt và độ bền cao, làm cho nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho việc may suit. Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn vào sức hút của vải cotton khi áp dụng vào may suit.

Có Nên Chọn Vải Kate Để May Đồng Phục ?

Vải Kate là gì?   Vải Kate là một loại vải phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Thường được làm từ sợi polyester hoặc sợi tổng hợp cao cấp khác, vải Kate có đặc tính chịu mài mòn tốt, dễ chăm sóc và có độ bền cao. Nó thường có độ mịn, mềm mại và thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Vải Kate cũng thường có khả năng chống nhăn, giúp giữ cho quần áo luôn trông gọn gàng và tươi mới mỗi khi mặc. Vải Kate  lâu nay đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc tạo ra đồng phục công sở chất lượng cao với sự kết hợp hoàn hảo giữa tính năng và thẩm mỹ. Với một loạt ưu điểm đáng chú ý, vải Kate không chỉ đáp ứng được yêu cầu về tính chuyên nghiệp và thoải mái mà còn giữ cho nhân viên trông gọn gàng và đẹp mắt suốt cả ngày làm việc. Dưới đây là một sự đánh giá chi tiết về vải Kate và ứng dụng của nó trong đồng phục công sở:

Facebook